Tên nghề: Điện tử công nghiệp
Mã nghề: 50510345
Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 35
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO :
1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:
-Kiến thức:
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính chất, ứng dụng của các linh kiện điện tử, đặc biệt là các linh kiện điện tử chuyên dùng trong lĩnh vực công nghiệp;
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng, của các mạch điện tử cơ bản, các mạch điện chuyên biệt được dùng trong thiết bị điện tử công nghiệp;
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện tử thông dụng trong công nghiệp, các dây chuyền công nghiệp;
+ Phân tích được nguyên lý hoạt động của các mạch điện, của các thiết bị điện tử trong thiết kế, kiểm tra sửa chữa;
+ Phân tích được phương pháp thiết kế một số mạch điện thay thế, mạch điện ứng dụng nhằm đáp ứng yêu cầu công việc sửa chữa hay cải tiến chế độ làm việc của thiết bị điện tử công nghiệp.
- Kỹ năng:
+ Sử dụng được một số thuật ngữ tiếng Anh giao tiếp và chuyên ngành;
+ Đọc được các bản vẽ kỹ thuật của nghề (bản vẽ chi tiết, bản vẽ sơ đồ lắp ráp, bản vẽ sơ đồ nguyên lý);
+ Vận hành được các thiết bị điện, điện tử trong các dây chuyền công nghiệp;
+ Lắp đặt, kết nối các thiết bị điện tử trong dây chuyền công nghiệp;
+ Bảo trì, sửa chữa được một số thiết bị điện tử trong công nghiệp;
+ Thiết kế được một số mạch điện thay thế, mạch điện ứng dụng;
+ Sử dụng được các phần mềm ứng dụng phục vụ cho chuyên môn nghiệp vụ;
+ Sửa chữa được một số lỗi thông thường trên máy tính, máy thu hình;
+ Có khả năng tổ chức làm việc theo nhóm, sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao, giải quyết các tình huống phức tạp trong thực tế sản xuất, kinh doanh; có tác phong công nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm và kỷ luật lao động.
2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:
- Chính trị, đạo đức:
+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh;
+ Hiểu biết Hiến pháp, Pháp luật, quyền và nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
+ Có hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam;
+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;
+ Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật, yêu nghề; có kiến thức bảo vệ môi trường; có ý thức cộng đồng của một công dân sống trong xã hội công nghiệp; có lối sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hoá của dân tộc;
- Thể chất và quốc phòng:
+ Đủ sức khoẻ để học tập, công tác, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
+ Hiểu biết một số phương pháp tập luyện và có kỹ năng cơ bản về một số môn thể dục thể thao như: Thể dục, Điền kinh, Cầu lông, Bóng bàn...
+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quân sự phổ thông cần thiết của người chiến sỹ; vận dụng được trong công tác trật tự, trị an;
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
3. Cơ hội việc làm:
Sinh viên sau khi tốt nghiệp nghề Điện tử công nghiệp trình độ cao đẳng nghề có thể làm việc tại:
- Các nhà máy chế tạo, lắp ráp sản phẩm điện tử;
- Các dây chuyền sản xuất tự động;
- Các doanh nghiệp dịch vụ sửa chữa và bảo trì sản phẩmđiện tử công nghiệp
- Bộ phận chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp cung cấp thiết bị điện tử.
II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian đào tạo: 3 năm
- Thời gian học tập: 131 tuần
- Thời gian thực học: 3750 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 180 giờ(Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ).
2. Phân bổ thời gian thực học:
- Thời gian học các môn học chung: 450 giờ
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ
Trong đó: + Thời gian học lý thuyết: 1092 giờ;
+ Thời gian học thực hành: 2208 giờ.
III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO; THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN; ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CỦA TỪNG MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO.
1. Danh mục các môn học, mô đun đào tạo; thời gian và phân bổ thời gian của từng môn học, mô đun đào tạo nghề:
Mã
MH,
MĐ
|
Tên môn học, mô đun
|
Thời gian đào tạo
|
Thời gian của môn học, mô đun (giờ)
|
Năm học
|
Học kỳ
|
Trong đó
|
Tổng số
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Kiểm tra
|
I
|
Các môn học chung
|
450
|
220
|
200
|
30
|
MH 01
|
Chính trị
|
III
|
6
|
90
|
60
|
24
|
6
|
MH 02
|
Pháp luật
|
I
|
1
|
30
|
21
|
7
|
2
|
MH 03
|
Giáo dục thể chất
|
I
|
1
|
60
|
4
|
52
|
4
|
MH 04
|
Giáo dục quốc phòng - An ninh
|
I
|
1
|
75
|
58
|
13
|
4
|
MH 05
|
Tin học
|
I
|
1
|
75
|
15
|
56
|
4
|
MH 06
|
Ngoại ngữ (Anh văn)
|
I
|
1, 2
|
120
|
60
|
50
|
10
|
II
|
Các môn học, mô đun đào tạo nghề
|
3300
|
1092
|
2067
|
141
|
II.1
|
Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở
|
810
|
315
|
459
|
36
|
MH 07
|
An toàn lao động
|
I
|
1
|
30
|
15
|
13
|
2
|
MH 08
|
Điện kỹ thuật
|
I
|
1
|
60
|
36
|
20
|
4
|
MH 09
|
Đo lường điện tử
|
I
|
2
|
45
|
29
|
13
|
3
|
MH 10
|
Thiết kế mạch bằng máy tính
|
I
|
2
|
75
|
30
|
40
|
5
|
MH 11
|
Vẽ điện
|
I
|
2
|
30
|
15
|
13
|
2
|
MĐ 12
|
Điện tử tương tự
|
I
|
2
|
60
|
20
|
36
|
4
|
MĐ 13
|
Điện cơ bản
|
I
|
2
|
180
|
60
|
115
|
5
|
MĐ 14
|
Máy điện
|
I
|
3
|
90
|
30
|
56
|
4
|
MĐ 15
|
Kỹ thuật cảm biến
|
I, II
|
2, 3
|
180
|
60
|
116
|
4
|
MĐ 16
|
Trang bị điện
|
I
|
2
|
60
|
20
|
37
|
3
|
II.2
|
Các môn học, mô đun
chuyên môn nghề
|
2490
|
777
|
1608
|
105
|
MH 17
|
Linh kiện điện tử
|
I
|
2
|
60
|
20
|
36
|
4
|
MĐ 18
|
Chế tạo mạch in và hàn linh kiện
|
II
|
3
|
30
|
6
|
22
|
2
|
MĐ 19
|
Mạch điện tử cơ bản
|
I
|
2
|
90
|
25
|
60
|
5
|
MĐ 20
|
Máy thu hình
|
II
|
3
|
220
|
65
|
146
|
9
|
MĐ 21
|
Điện tử công suất
|
II
|
3
|
120
|
40
|
74
|
6
|
MĐ 22
|
Kỹ thuật xung - số
|
II
|
3
|
150
|
50
|
93
|
7
|
MĐ 23
|
Vi xử lý
|
II
|
4
|
120
|
30
|
85
|
5
|
MĐ 24
|
PLC cơ bản
|
II
|
4
|
180
|
60
|
114
|
6
|
MĐ 25
|
Điện tử nâng cao
|
II
|
4
|
180
|
50
|
121
|
9
|
MĐ 26
|
Vi điều khiển
|
II
|
4
|
150
|
45
|
100
|
5
|
MH 27
|
Điều khiển thủy lực
|
II,III
|
4, 5
|
100
|
69
|
26
|
5
|
MĐ 28
|
Vi mạch số lập trình
|
III
|
5
|
150
|
40
|
105
|
5
|
MH 29
|
Cấu trúc máy tính
|
III
|
5
|
60
|
45
|
12
|
3
|
MĐ 30
|
PLC nâng cao
|
III
|
5
|
120
|
30
|
84
|
6
|
MĐ 31
|
Vận hành, bảo trì hệ thống cơ điện tử
|
III
|
5
|
100
|
30
|
65
|
5
|
MH 32
|
Điều khiển điện khí nén
|
III
|
5
|
100
|
65
|
30
|
5
|
MĐ 33
|
Rô bốt công nghiệp
|
III
|
5, 6
|
160
|
56
|
100
|
4
|
MĐ 34
|
Mạng truyền thông công nghiệp
|
III
|
6
|
100
|
36
|
60
|
4
|
MĐ 35
|
Thực tập tốt nghiệp
|
III
|
6
|
300
|
15
|
275
|
10
|
|
Tổng cộng :
|
|
|
3750
|
1312
|
2267
|
171
|
2. Đề cương chi tiết chương trình mô học, mô đun đào tạo nghề:
Nội dung chi tiết tại phụ lục 1 (các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc) và phụ lục 2( các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn)
IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Giờ quy đổi được tính như sau:
- 1 giờ học = 45 phút giảng lý thuyết hoặc thảo luận trên lớp;
= 60 phút thí nghiệm, thực hành.
2. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học/môđun đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp.
2.1. Kiểm tra kết thúc môn học/môđun:
- Việc kiểm tra kết thúc môn học, mô đun được thực hiện theo quy chế 14/2007/QĐ- BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội: Chương I, Điều 2: Thi, kiểm tra trong dạy nghề.
- Quỹ thời gian:
+ Việc kiểm tra kết thúc môn học thực hiện sau khi kết thúc môn học đó và có quỹ thời gian riêng nằm trong quy định về thời gian "Ôn, kiểm tra, thi".
+ Với các môđun, thời gian kiểm tra cuối bài, cuối mỗi phần và kiểm tra kết thúc môđun đã được tính vào thời gian của cả môđun, nên không có thời gian kiểm tra riêng (Tổng quỹ thời gian dành cho các môđun đã được cộng thêm cả thời gian quy định cho "Ôn, kiểm tra, thi").
- Hình thức kiểm tra tra kết thúc môn học/môđun:
+ Hình thức kiểm tra kết thúc môn học: viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành.
+ Hình thức kiểm tra kết thúc môđun: có hai hình thức
Kiểm tra lý thuyết riêng, thực hành riêng.
Thời gian kiểm tra: Lý thuyết: không quá 120 phút;
Thực hành: không quá 8 giờ
Hoặc: Bài kiểm tra mang tính tích hợp: vừa lý thuyết vừa thực hành, thời gian dành cho phần kiểm tra lý thuyết không quá 30% so với thời gian dành cho thực hành.
- Kết quả kiểm tra kết thúc môn học, môđun của các môn học, môđun được phân bổ trong học kỳ, năm học được sử dụng để làm căn cứ sơ kết, tổng kết học kỳ, năm học theo quy chế 14/2007/QĐ-BLĐTBXH.
2.2. Thi tốt nghiệp
- Học sinh phải đạt yêu cầu tất cả các môn học trong chương trình sẽ được dự thi tốt nghiệp để được cấp bằng Cao đẳng nghề
- Các môn thi tốt nghiệp:
+ Chính trị: Thực hiện theo qui định hiện hành;
+ Lý thuyết nghề: Các kiến thức trọng tâm về: Kỹ thuật mạch điện tử; Kỹ thuật xung – số; Điện tử công suất; PLC; Vi điều khiển; Vi xử lý; Máy thu hình.
+ Thực hành nghề: Các kỹ năng: vẽ, thiết kế mạch điện tử bằng máy tính; Hàn, lắp ráp mạch, điều chỉnh, đo lường, và tìm lỗi (PLC, Vi điều khiển); Sửa chữa được một số lỗi thông thường trên máy tính, máy thu hình;
- Thời gian làm bài thi, cách thức tiến hành, điều kiện công nhận tốt nghiệp theo qui định hiện hành.
TT
|
Môn thi
|
Hình thức thi
|
Thời gian thi
|
1
|
Chính trị
|
Viết, vấn đáp, trắc nghiệm
|
Không quá 120 phút
|
2
|
Kiến thức, kỹ năng nghề
|
|
|
|
- Lý thuyết nghề
|
Viết, vấn đáp, trắc nghiệm
|
Không quá 180 phút
|
|
- Thực hành nghề
|
Bài thi thực hành
|
Không quá 8 giờ
|
3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá:
3.1. Mục đích: Nhằm mục đích giáo dục toàn diện để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, Nhà trường có thể bố trí tham quan, học tập dã ngoại tại một số doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo thích hợp.
3.2. Thời gian và nội dung: Thời gian cho hoạt động ngoại khoá được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá vào thời điểm thích hợp, gồm các nội dung:
- Tham quan, thực tập tại doanh nghiệp:
+ Tìm hiểu tổ chức hoạt động chính trong doanh nghiệp;
+ Kết hợp một số nội dung thực hành: lắp ráp, vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị điện tử công nghiệp, các thiết bị máy tính, máy thu hình.
- Hoạt động xã hội:
+ Tham gia phổ biến luật giao thông;
+ Tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội;
+ Các hoạt động hiến máu nhân đạo, thanh niên tình nguyện...
- Kết thúc đợt tham quan khảo sát, người học phải viết báo cáo kết quả (theo mẫu của trường ban hành).
4. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động thực hành, thực tập:
- Thực hành các môn học chuyên ngành: Thời gian và nội dung theo đề cương khung chương trình.
- Thực tập tốt nghiệp:
+ Thời gian và nội dung thực hiện theo khung chương trình.
+ Kết thúc đợt thực tập học sinh, sinh viên viết báo cáo thực tập theo đề cương chương trình.